KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIÊN NHẬN THỨC CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ MỚI BIẾT ĐI TẠI NHÀ
- Người viết: Góc Montessori lúc
- Blog - Lời khuyên, Mẹo vặt & Kinh nghiệm
- - 0 Bình luận
Khi đề cập tới phát triển nhận thức cho trẻ sơ sinh và trẻ chập chững tập đi là chúng ta đang nói đến việc đứa bé của bạn học cách suy nghĩ, học cách ghi nhớ, học cách thu thập và sắp xếp thông tin, tạo sự liên kết, giải quyết vấn đề, và phát triển khả năng phán đoán khi đưa ra quyết định. Kỹ năng nhận thức là nền tảng cho sự phát triển xã hội, cảm xúc và ngôn ngữ của trẻ. Với tư cách là cha mẹ hay là những người chăm sóc, chúng ta đóng một vai trò to lớn trong sự phát triển nhận thức của con trẻ, và có thể thức đẩy sự phát triển đó thông qua tương tác cũng như cách chúng ta chuẩn bị môi trường cho trẻ tại nhà.
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi học thông qua các giác quan và kỹ năng vận động, do đó sự phát triển nhận thức của con là dựa trên trí thông minh cảm giác-vận động. Với trẻ sơ sinh, điều này nghĩa là các con học thông qua chuyển động của cơ thể - đầu tiên là các phản xạ ngẫu nhiên và sau đó các con học cách kiểm soát những phản xạ này và cử động có chủ đích. Trong thời gian này, quan trọng là chúng ta cho con được tự do chuyển động cơ thể - cũng vì lý do này nên trong Montessori chúng ta thường sẽ tránh quấn trẻ, thường là sẽ đặt con lên một mặt an toàn thoải mái và không bị gò bó. Khi kỹ năng vận động của bé phát triển hơn, suy nghĩ của các con sẽ trở nên có chủ ý và có mục đích hơn. Chẳng bao lâu nữa, tư duy sáng tạo của con sẽ phát triển, và khi bước vào độ tuổi chập chững biết đi, trẻ sẽ khám phá môi trường xung quanh bằng cách thử-sai để phát triển khả năng phán đoán.
Môi trường được chuẩn bị
Môi trường đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh và trẻ tập đi. Môi trường được chuẩn bị sẵn là nền tảng của phương pháp Montessori, cả trong lớp học và ở nhà. Môi trường chuẩn bị cho trẻ sơ sinh có thể gồm một cái gương sàn để con tự quan sát khi di chuyển cơ thể, có thể có một vài thẻ hình có độ tương phản cao đơn giản, đồ chơi vải mềm, hoặc vài đồ chơi trong rổ trên sàn, hay đặt thẳng trên thảm/ kệ của con. Khi trẻ sơ sinh dần lớn lên và di chuyển nhiều hơn, hãy đảm bảo ngôi nhà của bạn an toàn để con khám phá, vì có thể con sẽ quan tâm tới mọi thứ xung quanh hơn là đồ chơi trên kệ.
Một môi trường được chuẩn bị sẵn tại nhà sẽ cho bé con tập đi của bạn sự độc lập trong việc định hướng việc học. Có một ví dụ hoàn hảo cho trường hợp này là, một ngày nọ khi đang nướng bánh cùng con gái, lúc chúng tôi trộn nguyên liệu làm bánh, bé bắt đầu đọc thuộc lòng một bài thơ về việc nướng bánh. Đột nhiên, con trèo xuống khỏi Tháp học tập và chạy đến lấy tập thơ của mình, sau đó con quay lại đặt nó lên quầy, đẩy nguyên liệu và tô trộn sang một bên. Khả năng độc lập của con cho thấy mối liên hệ đó là do môi trường được chuẩn bị sẵn. Con có thể dễ dàng leo lên và leo xuống Tháp học tập nơi kệ bếp đang nướng, con biết ngay tập thơ của mình đang ở đâu trên kệ sách Montessori và có thể dễ dàng tự mình mang đến để ở kệ bếp.
Các lựa chọn và Việc ra quyết định
Bằng cách tạo ra một môi trường được chuẩn bị cho con, bạn đang cho con tự do phát triển khả năng ra quyết định. Trẻ phải chọn làm gì, đi đâu, tương tác với thứ gì, và cần tránh những điều gì. Trong một khuôn khổ an toàn thì con càng tự trải nghiệm nhiều hơn thì chúng càng có nhiều khả năng đưa ra lựa chọn và phát triển khả năng phán đoán của mình. Từ khi con bạn có thể với tay và nắm lấy, hãy cho chúng lựa chọn. Trẻ sơ sinh có thể chọn đồ chơi nào để cầm, xem sách nào, khám phá tài liệu nào.
Tạo cho con khả năng tiếp cận bằng cách chuẩn bị một kệ đồ chơi mở với các món được trưng bày ra, hoặc một kệ sách quay mặt ra ngoài sẽ cho con có nhiều cơ hội phát triển khả năng phán đoán và ra quyết định. Đồng thời, con cũng đang tìm hiểu về sở thích cũng như phát triển ý thức về bản thân.
Tư duy và Giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề không được dành lại đợi tới lúc bé tập đi, thay vào đó chúng có thể được đưa vào trò chơi của con ngay từ thuở đầu. Trẻ đối mặt với các vấn đề càng sớm và càng luyện tập giải quyết vấn đề càng nhiều thì chúng sẽ càng giỏi giải quyết chúng một cách độc lập. Một trong những cách tốt nhất để trẻ giải quyết vấn đề chính là để các con khám phá môi trường của mình. Phần khó nhất của người lớn chính là cần bước lùi lại và để mọi việc diễn ra!. Trong cuốn sách Trí tuệ thẩm thấu của bà Maria Montessori, bà nói về việc cột tay của giáo viên lại để ngăn họ giúp đỡ trẻ - trong khi tôi không khuyên bạn làm điều này với chính mình - bạn hiểu vấn đề rồi đó. Khi con khám phá thế giới của mình, các thử thách và vấn đề tự nhiên sẽ xảy ra, với tư cách là người nuôi dưỡng, chúng ta có thể để điều đó xảy ra không bị cản trở. (Đây là lý do tại sao chúng ta phải chuẩn bị một môi trường an toàn cho trẻ em ở nhà).
Ngay từ đầu, có thể bạn quan sát thấy bé đang loay hoay tìm cách lật - đừng đưa tay ra giúp đỡ con mà hãy để con giải quyết vấn đề đó theo cách của con. Khi lớn hơn, có thể sẽ gặp cảnh con cố gắng mở cái hộc kéo nhưng không thành công. Hãy để con thử, để con thất bạn, để con thử lại lần nữa và lần nữa cho tới khi con tìm ra cách. Ngoài việc đối mặt với những thử thách liên quan đến vận động, hãy cho con được mắc lỗi, và quan sát khi trẻ học được cách giải quyết vấn đề để khắc phục những lỗi đó. Bạn thấy con xây một tòa tháp từ các khối đồ chơi, và chúng thử đặt các khối nhỏ nhất ở dưới cùng chỉ để xem các khối nghiêng ngả và lắc qua lắc lại. Cuối cùng, con nhận ra là mình nên đặt các khối lớn hơn ở bên dưới thì tháp sẽ vững chãi hơi - đúng rồi! Đây chính là thời điểm con tự giải quyết vấn đề của mình.
Một cái Thang tam giác vận động Pikler Triangle hoặc những đồ vật tương tự là cách tuyệt vời để con khám phá chuyển động của cơ thể và giải quyết vấn đề. Ví dụ nhé, con gái út của tôi có toàn quyền sử dụng Thang Pikler và Tấm trèo ngay từ sớm. Gần đây chúng tôi có thêm một tấm trèo kiêm cầu trượt cho con gái lớn. Bé con chín tháng tuổi của chúng tôi cũng bò lên cầu trượt, đứng lên giữ các thanh ngang trên cùng của Thang tam giác. Con từ từ ngả người qua đỉnh thang và cảm thấy sức nặng của cơ thể dồn về phía trước. Tôi ở ngay tại đó để hỗ trợ và đảm bảo an toàn cho con. Khi cảm thấy mình cứ bị hướng về phía bên kia của đỉnh thang, con học được cách không nghiêng người về phía đỉnh vì sẽ bị ngả đầu. Tôi đã quan sát kỹ những lần sau đó, và thấy rằng con đã thay đổi cách tương tác với đỉnh thang. Ngay lúc này, con đã tư mình học được cách di chuyển cơ thể an toàn trên đỉnh thang Pikler, điều này giúp con nhận thức rõ hơn về khả năng và giới hạn của bản thân.
Cảm giác ngạc nhiên và hứng thú
Thật tuyệt vời khi nhìn thế giới qua con mắt của một đứa trẻ. Để có được cảm giác kinh ngạc và quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhất về môi trường của con. Khi con bắt đầu nói nhiều hơn, chúng bắt đầu băn khoăn và đặt ra rất nhiều câu hỏi về thế giới xung quanh. Đối với chúng ta, những người chăm sóc, đây là một cơ hội tuyệt vời để làm mẫu cho con làm thế nào để có tư duy phản biên. Thay vì ‘mớm’ sẵn cho con đáp án, hãy cùng con suy nghĩ và giải quyết vấn đề.
Xin kể một ví dụ nhỏ của cá nhân tôi. Con gái lớn của tôi hiện rất quan tâm đến con vật nào có răng và con nào không (nhờ vào cuốn sách yêu thích Một buổi sáng ở Maine - One morning in Maine). Đây là chủ đề thảo luận của chúng tôi trong khi đánh răng mỗi ngày. Khi bàn tới những con vật nào có răng, tôi hướng dẫn bé sử dụng kiến thức trước đây để giải quyết câu hỏi về các con động vật khác. Con đã biết rằng chim không có răng. Vậy nên, nếu cả mình và con đều tự hỏi với nhau “Không biết con đà điểu có răng không nhỉ?”. Và, cùng con, chúng ta có thể giải quyết câu hỏi này “À, đà điểu là một loại chim, mình đã biết là chim không có răng, vậy đà điểu có răng không nhỉ?”
Hãy nhớ thật chậm rãi với con, và hoan nghênh những khoảnh khắc nho nhỏ khi con hứng thú và ngạc nhiên với mọi thứ. Khi đang đi bộ đến cửa hàng để mua thực phẩm cho bữa trưa, hãy dừng lại và nhìn con ốc sên đang bò trên tảng đá. Hãy để ý những điều nhỏ nhặt đang xảy ra với con và hào hứng với những gì con thấy. Việc khơi dậy cảm giác ngạc nhiên và hứng thú đó sẽ khuyến khích bé khám phá môi trường xung quanh và suy nghĩ nhiều hơn về các trải nghiệm.
Để có một môi trường được chuẩn bị, chúng ta có thể kiểm tra lại ngôi nhà của mình, yếu tố an toàn cần được đảm bảo đầu tiên, sau đó sẽ xem xét tới việc tạo cơ hội cho sự phát triển nhận thức của con. Chúng ta có thể sắp xếp để cho các đồ vật của con luôn sẵn sàng và dễ tiếp cận để thúc đẩy tư duy và khả năng ra quyết định. Điều không kém phần quan trọng so với Môi trường chuẩn bị chính là chúng ta - người lớn cũng phải được ‘chuẩn bị’. Chúng ta phải đảm bảo rằng mình nhận thức được nhu cầu phát triển của con, bao gồm cả việc lùi lại và cho con không gian để khám phá cũng như học cách giải quyết vấn đề một cách độc lập.
Được viết bởi,
Góc Montessori
Viết bình luận
Bình luận