CẢM THỤ BẢN THỂ, HỆ TIỀN ĐÌNH, VÀ THANG VẬN ĐỘNG PIKLER TRIANGLE

CẢM THỤ BẢN THỂ, HỆ TIỀN ĐÌNH, VÀ THANG VẬN ĐỘNG PIKLER TRIANGLE

Trẻ em trong những năm đầu đời học về thế giới xung quanh thông qua các giác quan. Thông tin thu nhận bằng các giác quan được não bộ xử lý, sau đó sẽ “nói” cho cơ thể biết cách phản hồi. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với năm giác quan là thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, và xúc giác, tuy nhiên còn có hai giác quan khác cũng ảnh hưởng đến cách trẻ tương tác với môi trường xung quanh mà ít được biết đến hơn. Hệ tiền đình (vestibular system) và Giác quan cảm thụ bản thể (proprioceptive sense) có liên quan đến việc cân bằng toàn bộ cơ thể của trẻ và di chuyển trong không gian. 

Hệ tiền đình là cảm giác cân bằng của một đứa trẻ. Các cơ quan nhỏ ở tai trong gửi thông tin đến não để thông báo cho trẻ về vị trí của con trong không gian. Ngạc nhiên là, đây là hệ thống giác quan phát triển đầu tiên ở trẻ khi còn trong bụng mẹ. Nó cần thiết cho sự cân bằng của các cơ lớn cũng như chuyển động của đầu, bao gồm cả việc theo dõi bằng mắt. Ví dụ, chính giác quan này cho phép trẻ giữ thăng bằng trên một chân khi mặc quần áo, hoặc có thể theo dõi các từ khi đọc. Ý thức này trở nên cực kỳ quan trọng khi trẻ đi học - giúp con có tư thế ngồi thẳng đứng trong hoạt động sinh hoạt vòng tròn (circle time) - giữ trẻ tỉnh táo, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ có khả năng tập trung và tự điều chỉnh.

 

Có nhiều cách khá đơn giản giúp phát triển giác quan này tại nhà, đó là cho con cơ hội khám phá cơ thể của mình và cách cơ thể hoạt động.

  • Một cái thang tam giác vận động Pikler Triangle để khám phá leo trèo và thăng bằng
  • Một cái ván thăng bằng cũng là một công cụ phổ biến - bạn có thể tự làm một phiên bản ‘thân thiện’ với túi tiền bằng cách cuộn một cái khăn rồi đặt dưới một cái thớt cỡ lớn

 

  • Các trò chơi nhảy và bật nhảy (cũng liên quan đế giác quan cảm nhận cơ thể)
  • Các trò chơi quay
  • Trò chơi đu dây
  • Các tư thế yoga: chó úp mặt (downward facing dog), con chuột (mouse pose) để làm dịu hoạt động tiền đình
  • Các chuyển động lắc lư chậm

 

Cảm thụ bản thể, đôi khi được gọi là giác quan thứ sáu, là giác quan cho cơ thể biết vị trí của mình trong mối quan hệ với môi trường xung quanh. Vì mũi giúp chúng ta ngửi, da, cơ và các khớp là cơ quan tiếp nhận của cơ thể cho cảm thụ bản thể. Khi bước vào nhà tắm vào buổi tối, chính giác quan này giúp bạn di chuyển trong phòng tối mà không va vào đồ đạc. Khi cố gắng mở một cái lọ có nắp đậy chặt, chính giác quan này sẽ cho cơ thể bạn biết cơ bắp cần sử dụng bao nhiêu lực để mở.

Nhìn chung, có hai cách giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ bản thể: hoạt động nặng và áp lực lớn.
 

Hoạt động nặng có thể bao gồm:

Mang các vật nặng như túi đồ hoặc bình nước lớn

  • Xếp chồng hoặc di chuyển ghế/ sách
  • Bơi lội
  • Đẩy hoặc kéo các vật có trọng lượng như xe kéo (wagon) hoặc xe đẩy trong siêu thị
  • Đạp xe đạp
  • Đấu vật
  • Quét, lau, hút bụi, cào
  • Nhảy và bật nhảy - trên tấm bạt lò xo, giường, nhảy từ ghế sofa vào đệm gối
  • Leo trèo và treo người - trên xà khỉ (monkey bars), thang Pikler Triangle, cây cối, hoặc tảng đá

 

Hoạt động áp lực lớn có thể gồm:

  • Trò chơi đẩy xe cút kít
  • Đập búa
  • Sử dụng cây lăn bột
  • Nặn đất sét
  • Gối sandwich: để trẻ nằm lên đệm/ thảm/ gối, rồi lấy một cái gối khác đè lên trẻ, sau đó dùng tay đè gối xuống để bé cảm nhận được áp lực tác động vào người
  • Ôm chặt con, hoặc để con co chân ôm chặt bản thân như một quả bóng
  • Chống hai tay lên sàn và lăn trên bóng tập yoga, hoặc lăn quả bóng yoga qua lại trên người trẻ

Sự phát triển giác quan cảm thụ bản thể và tiền đình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tự điều chỉnh, phối hợp, tư thế, sự nhận thức cơ thể, khả năng tập trung cũng như sự phát triển ngôn ngữ và lời nói. Điều này luôn luôn quan trọng với sự phát triển của não vì nó cung cấp cho não thông tin về vị trí và chuyển động của cơ thể, giúp não của trẻ luôn hoạt động và tỉnh táo - giúp duy trì trạng thái tối ưu cho việc học và tập trung chú ý. Một đứa trẻ có hệ tiền đình kém phát triển có thể sẽ khó ngồi dậy và tập trung trong giờ học vì não của chúng cố gắng bù đắp bằng cách kích thích hệ thống tiền đình thông qua việc mơ mộng hoặc bồn chồn. Khi chúng ta nhận thức rõ hơn về những lợi ích lâu dài của một hệ thống tiền đình phát triển tốt và cảm giác nhạy bén, không thể phủ nhận việc cùng con bạn thực hiện những điều này tại nhà là cần thiết như thế nào.

 

Việc cho con cơ hội tham gia các trò chơi động cũng như trò chơi tĩnh có thể giúp con phát triển khả năng tự nhận thức, khả năng tự bình tĩnh, cũng như tự điều chỉnh của mình một cách độc lập. Ở nhà, bạn có thể dành thời gian cho trẻ làm một số công việc nặng về cơ bắp hoặc chịu áp lực sâu, đặc biệt là trước khi trẻ muốn ngồi yên. Điển hình là trước giờ ăn hoặc trước khi đi ngủ. Bằng cách cung cấp cho con bạn các hoạt động tiền đình và nhận thức, con bạn có thể bình tĩnh, tập trung và sẵn sàng tham gia. Gần đây, khi cả nhà chuẩn bị đi ngủ thì con gái tôi tự định hướng nhu cầu cảm thụ bản thể của mình. Con lấy cái lăn bột từ ngăn kéo ra và bắt đầu lăn qua lăn lại cái gối nằm. Đây chính là nhu cầu cảm thụ bản thể của con trước giờ đi ngủ. Là người lớn, tôi đã quan sát và để bé tiếp tục hoạt động cho tới khi con cảm thấy đủ.  Sau đó, chúng tôi tiếp tục thói quen trước giờ ngủ như mọi khi, và con nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

 

Một công cụ tuy An excellent tool to have at home to meet these needs is a Pikler Triangle. Children will get proprioceptive input as well as develop their vestibular sense. Pikler Triangles offer your child opportunities for developing balance and muscle development as well as coordination. If placed in a common area of the home and left available to the child, it can become a tool used for self-directed regulation. Through climbing, hanging, and balancing on the Pikler Triangle, a child can achieve heavy muscle work, deep pressure input, and work on their vestibular sense.

Một công cụ tuyệt vời cần có ở nhà để đáp ứng những nhu cầu này là Thang tam giác vận động Pikler Triangle. Trẻ sẽ có được sự hỗ trợ giác quan cảm thụ bản thể cũng như phát triển hệ tiền đình. Thang tam giác Pikler Triangle mang đến cho con cơ hội phát triển khả năng giữ thăng bằng, cơ bắp cũng như khả năng phối hợp. Nếu đặt trong khu vực sinh hoạt chung của cả gia đình, và luôn có sẵn để trẻ sử dụng, Thang Pikler có thể trở thành một công cụ được sử dụng cho trẻ tự định hướng. Thông qua việc leo trèo, treo mình, và giữ thăng bằng trên Thang Pikler Triangle, một đứa trẻ có thể đạt được các hoạt động cơ bắp nặng, áp lực sâu và hoạt động dựa trên giác quan tiền đình của con.

Góc Montessori hy vọng bạn thấy bài viết này hữu ích và có thể áp dụng phần nào với bé con nhà mình,

 

Được viết bởi,

Góc Montessori

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận